StayLab không phải là một digital agency. StayLab là một công ty thiết kế sản phẩm – product design studio.
Do đó, chúng tôi không bắt đầu dự án bằng cách trưng ra những options theo hướng concepts bóng bẩy, bắt mắt, thiếu thực tế. Sai lầm của cách làm đó là gì? Khi không hiểu thấu đáo vấn đề, lại bắt tay vào thiết kế ngay những màn hình lung linh, thì chẳng khác nào một kiến trúc sư không khảo sát địa hình đất đai cho chủ nhà, lo làm ngay một bảng vẽ ảo huyền, hoành tráng, dẫn đến vượt ngân sách, sai lệch diện tích đất, khuất hướng nắng hướng gió. Kết quả sẽ là mấy tháng mệt mỏi, không tạo nên giá trị cho người dùng cuối lẫn doanh nghiệp. Hơn nữa, nếu làm việc kiểu này, giao diện app sẽ bị chắp vá và gây khó khăn trong quá trình hand-off với devs.
StayLab không phải là một công ty xây dựng trọn gói web/app. StayLab vẫn chỉ là một công ty thiết kế, tập trung vào thiết kế web/app.
Nhờ tập trung chuyên môn như thế, StayLab tự tin nắm vững kiến thức để thiết kế sản phẩm web-app bài bản, dựa theo human-centered design principles. Ở mỗi giai đoạn, StayLab cần làm việc trực tiếp và giao tiếp liên tục với chủ doanh nghiệp, chủ công ty, cũng như PM hoặc PO để hiểu được product roadmap và có danh sách thứ tự ưu tiên cho từng tháng cần thực hiện. Việc làm này giúp sản phẩm có thể thích ứng phù hợp theo tình hình kinh doanh, cũng như vẫn đáp ứng tối thiểu các outcome đề ra ban đầu.
Hơn nữa, StayLab không dừng dự án ở giai đoạn bàn giao thiết kế (chúng tôi nghĩ đó là quy trình làm dự án, chứ không phải quy trình làm sản phẩm). Thiết kế xong, bàn giao file, việc tiếp theo StayLab phải làm, vì khách hàng, vì sản phẩm sau cùng, đó là tiếp tục hỗ trợ engineers. Team lập trình sẽ do khách hàng quyết định, hoặc inhouse hoặc thuê ngoài, và StayLab sẽ biết cách dùng ngôn ngữ của devs để giao tiếp với tech team, hỗ trợ những vấn đề liên quan đến thiết kế đã hoàn thành trên Figma.